Retinol và Retinoid có tên khá giống nhau, đều xuất hiện khá nhiều trong các sản phẩm dưỡng da. Điều này khiến bạn không khỏi quan tâm, không rõ 2 hoạt chất này có gì giống và khác nhau? Bài viết này chúng tôi đã giải đáp tường tận để bạn hiểu rõ về Retinoid và Retinol.
Retinol và Retinoid có gì giống nhau?
Điểm chung của cả 2 đó là Retinol và Retinoid đều là dẫn xuất của vitamin A. Để an toàn khi hoạt động trên da, cả 2 đều được biến đổi thành Retinoic Acid. Lưu ý thuật ngữ Retinoids được dùng chung để gọi Retinoid và Retinol. Cụ thể Retinol chính là dạng Retinoids không kê đơn.
Cả 2 hoạt chất này đều là dẫn xuất của vitamin A, thuộc nhóm Retinoids
Retinol và Retinoid có gì khác biệt?
Bạn không rõ 2 hoạt chất này khác gì nhau thì điểm qua một số thông tin chính thức đã được chắt lọc dưới đây nhé:
Kết cấu hóa học
- Retinol: Dạng alcol, cần có thời gian để chuyển hóa thành dạng acid. Sau khi ở dạng acid, Retinol mới thực sự có hiệu quả trên da. Tuy nhiên Retinol không thể chuyển hóa toàn bộ thành phần thành acid được.
- Retinoid: Dạng acid, phát huy hết tác dụng và có hiệu quả cao hơn khi thoa lên da.
Điều chế sản xuất
- Retinol: Hoạt chất có thể dễ dàng chiết xuất từ những thành phần có trong tự nhiên bởi vì nồng độ thấp. Retinol có thể kết hợp, sử dụng cùng kem dưỡng và serum thông thường.
- Retinoid: Chỉ được điều chế và sản xuất trong phòng thí nghiệm vì nồng độ cao. Người muốn sử dụng Retinoid cần có chỉ định, kê đơn từ bác sĩ.
Retinol và Retinoid khác nhau về yếu tố điều chế sản xuất
Hiệu quả trên da
- Retinol: Hiệu quả chống lão hóa, tăng sinh collagen, tái tạo da săn chắc khá chậm. Cùng một nồng độ giống nhau nhưng Retinol ít kích ứng, nổi mẩn đỏ hơn
- Retinoid: Hiệu quả cải thiện các vấn đề xuất hiện trên da nhanh hơn so với việc dùng Retinol dù có cùng một nồng độ giống nhau. Tuy nhiên kết cấu acid sẵn khiến hoạt chất này dễ gây kích ứng, xuất hiện các tác dụng phụ khác trên da hơn.
Thời gian sử dụng
- Retinol: Chỉ được khuyến cáo dùng trong 5- 6 tháng để đặc trị, đẩy nhanh quá trình dưỡng, điều trị da.
- Retinoid: Có thể sử dụng lâu dài để cải thiện da, giúp da căng bóng mềm mịn…
Lưu ý gì khi sử dụng Retinol và Retinoid?
Nếu bạn đã hiểu rõ điểm giống và khác nhau của 2 hoạt chất này và có ý định sử dụng thì bỏ túi ngay một số lưu ý hữu ích dưới đây. Cụ thể:
- Cần sử dụng kem chống nắng vào buổi sáng, thoa đều đặn trong ngày bởi vì da sử dụng Retinol hoặc Retinoid đều khiến da nhạy cảm với ánh sáng.
- Thời gian đầu khi sử dụng Retinol và Retinoid, da của người dùng khi tái tạo sẽ bị khô, đỏ và bong tróc.
- Người mới dùng 2 hoạt chất này sử dụng sản phẩm có nồng độ thấp để hạn chế tối đa tình trạng kích ứng, mẩn ngứa cũng như khô, đỏ và bong tróc.
- Lúc đầu nên bôi thử ở một vùng da nhất định trước khi thoa toàn bộ cho da mặt.
- Khi da không kích ứng thì người dùng nên sử dụng với tần suất đều đặn, từ 1 lần/ngày lên 2 lần/ngày để da nhanh hiệu quả hơn.
- Không dùng Retinol hoặc Retinoid cùng với các hoạt chất như vitamin C, AHA/BHA và benzoyl peroxide bởi vì da sẽ bị kích ứng.
- Thời gian đầu sử dụng 1 trong 2 hoạt chất này, bạn nên thoa vào buổi tối để da đỡ nhạy cảm với ánh sáng và được tái tạo tốt hơn.
Nên dùng Retinol hay Retinoid?
Nhìn chung cả 2 hoạt chất này đều là Retinoids, tuy nhiên tính phản ứng trên da của Retinol và Retinoid ít nhiều vẫn có sự khác biệt. Để trả lời cho câu hỏi loại nào tốt hơn thì bạn cần xác định được da mình cần gì, da mình đủ khỏe không… Cụ thể:
- Retinol: Sử dụng được cho hầu hết mọi loại da, người dùng cần chọn sản phẩm có thành phần khác hợp với da của bạn. Đảm bảo quy trình dưỡng da phục hồi tốt, hạn chế gây kích ứng, nổi mẩn đỏ khó chịu trong quá trình sử dụng.
- Retinoid: Nên dùng bằng nồng độ thấp, sau khi da quen mới từ từ tăng nồng độ lên. Không phải da nào cũng sử dụng được nhưng hiệu quả trên da nhanh hơn Retinol. Chú ý sử dụng Retinoid cùng với những sản phẩm dưỡng da phù hợp, tương thích tốt với nhau để tránh kích ứng, nổi mẩn đỏ khó chịu.
FAQ phổ biến về Retinol và Retinoid
1. Nhóm đối tượng nào không nên sử dụng Retinol và Retinoid?
Dù 2 hoạt chất này đều rất tốt với da, tuy nhiên Retinol và Retinoid không phải sự lựa chọn phù hợp với phụ nữ đang có thai và người đang cho con bú để hạn chế tối đa những tác dụng phụ nguy hiểm. Ngay cả những người sở hữu da dầu, từng có tiền sử dùng retinoids và tretinoin đều nên hỏi trước bác sĩ nếu muốn sử dụng Retinol và Retinoid. Ngoài ra còn có một số đối tượng không nên sử dụng Retinol và Retinoid đó là:
- Người sở hữu làn da nhạy cảm.
- Người đang bị bệnh ngoài da (rosacea,…).
- Người thường xuyên tiếp xúc, làm việc dưới ánh nắng mặt trời.
2. Ai nên sử dụng Retinoid và Retinol?
Hai hoạt chất này là giải pháp “hoàn hảo” dành cho những làn da khỏe, không quá nhạy cảm. Đặc biệt là người trưởng thành từ 18 tuổi trở lên, người gặp một số vấn đề về:
- Mụn trứng cá, mụn bọc, mụn ẩn.
- Da đang lão hóa, có nếp nhăn nông, sâu.
- Da không đều màu, da bị xỉn và có đốm sắc tố.
3. Retinoid và Retinol thêm vào bước nào trong quy trình chăm sóc da?
Để da mặt nhận được tối đa những tác dụng tuyệt vời của 2 hoạt chất này và tránh những tác dụng phụ không đáng có bạn nên thêm đảm bảo routine dưỡng da an toàn, đủ ẩm như sau:
- Làm sạch da bằng sữa rửa mặt.
- Sử dụng toner.
- Bôi serum dưỡng ẩm.
- Bôi sản phẩm Retinol hoặc Retinoid.
- Thoa kem dưỡng ẩm.
- Sử dụng kem chống nắng (thêm vào routine ban ngày, tối không cần).
Sau khi xem bài viết chúng tôi vừa chia sẻ, ắt hẳn bạn đã hiểu rõ điểm giống và khác nhau của Retinol và Retinoid. Nếu bạn muốn cải thiện làn da của mình thì cân nhắc mua sản phẩm có chứa 1 trong 2 hoạt chất trên nhé.